Thứ 2,20/05/2024,

Tại sao người đau dạ dày không nên uống cà phê?

|
Views:
Font size: A- A A+
Đọc bài viết

Bạn đừng nghĩ rằng, đau dạ dày là một bệnh lý bình thường và không gì nghiêm trọng. Bới nếu chủ quan bỏ qua và trì hoãn trong việc đi khám thì bạn có thể phải đối mặt với những hậu xấu tới sức khỏe. Người bị đau dạ dày phải kiêng rất nhiều thứ, trong đó cà phê cũng được các chuyên gia khuyên không nên sử dụng hằng ngày.

1.Uống cà phê ảnh hưởng gì tới dạ dày?

Theo một số nghiên cứu khẳng định rằng, vị đắng của cà phê có khả năng kích thích sản xuất axit dạ dày. Đó là lý do khiến nhiều người tin rằng uống cà phê gây đau dạ dày và làm trầm trọng thêm các bệnh lý sẵn có ở dạ dày như: hội chứng ruột kích thích (IBS) và gây ra một số triệu chứng như: buồn nôn, khó tiêu, trào ngược axit, loét…

Trong cà phê có thành phần caffeine, đây là một hoạt chất kích thích tự nhiên có tác dụng kích thích trí não, hệ thần kinh trung ương, từ đó giúp con người tỉnh táo và ngăn ngừa sự mệt mỏi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, caffeine có thể làm tăng tần suất các cơn co thắt ở hệ tiêu hóa.  

Vì vậy, theo các khuyến cáo, người mắc bệnh dạ dày không nên sử dụng cà phê để tránh bệnh trở nên nặng hơn. Trong cà phê có chứa một lượng lớn caffeine khiến nồng độ axit và dịch vị từ dạ dày tăng lên nhanh chóng. Khi đó, các vết loét trong niêm mạc dạ dày phát triển rộng, thậm chí xuất hiện các triệu chứng xuất huyết dạ dày. Ngoài ra, cà phê còn kích thích đến thành ruột non gây ra chứng tiêu chảy hoặc hội chứng ruột kích thích nguy hiểm.

2. Lý do người bị bệnh đau dạ dày không nên uống cà phê

Dù uống cà phê sẽ khiến tinh thần thoải mái, tỉnh táo. Tuy nhiên, thức uống này lại chứa nhiều hoạt chất kích thích, gây hại cho dạ dày và cơ thể.

Chất Acid chlorogenic gây viêm loét dạ dày

Chất này gây kích thích niêm mạc dạ dày khi người bệnh để bụng đói. Khi niêm mạc dạ dày bị kích ứng sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, ợ chua, ợ hơi, đau nhói ở bụng... Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ bị viêm loét và tổn thương dạ dày. Thậm chí, vết loét gây khó chữa trị nếu người bệnh tiếp tục dùng cà phê.

Hợp chất Tanin gây thiếu máu trong dạ dày

Nhiều nghiên cứu cho thấy chất này là một dạng Polyphenol. Chúng có thể gây ra tình trạng hấp thụ chất sắt trong cơ thể. Khi chất dinh dưỡng trong cơ thể hấp thụ ít, suy giảm nhiều sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan nội tạng, trong đó có dạ dày. Nếu bệnh nhân bị thiếu máu kéo dài sẽ gây loét dạ dày, cực kỳ nguy hiểm.

Chất cafein có thể làm thủng dạ dày

Nếu người bệnh sử dụng caffeine quá nhiều sẽ gây ra tình trạng tăng tiết dịch vị dạ dày. Bên cạnh đó, sử dụng cà phê kết hợp với sữa sẽ càng khiến cho vết loét ở niêm mạc bị tổn thương nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh bị thủng dạ dày, gây co thắt cơ bụng.

Uống cà phê làm rối loạn tiêu hóa

Thành phần trong cà phê có thể là giảm hấp thụ Magie. Đây là một trong những chất có tác dụng trong việc xây dựng hệ miễn dịch cho cơ thể, hệ tiêu hóa và dạ dày. Sự thiếu hụt thành phần này sẽ làm cho những bệnh lý ở đường tiêu hóa diễn ra nhanh hơn. Do đó, bệnh nhân bị đau dạ dày sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, viêm tá tràng, viêm loét dạ dày, cản trở quá trình phục hồi bệnh.

Đi vệ sinh nhiều hơn

Uống cà phê nhiều sẽ khiến bạn đi tiểu thường xuyên. Điều này có nghĩa, bạn sẽ bị mất nước nhiều hơn và có nguy cơ đối diện với tình trạng táo bón, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất tạo áp lực co bóp lên dạ dày.

Mất ngủ

Khi bạn uống cà phê vào ban đêm sẽ khiến cho bệnh nhân đau dạ dày bị mất ngủ. Những thành phần có trong cà phê sẽ khiến cho thức ăn không được tiêu hóa tốt, ảnh hưởng đến não bộ, quá trình trao đổi chất, buộc dạ dày phải hoạt động hết công xuất.

3.Cách uống cà phê mà không bị đau dạ dày

Đối với người mới bắt đầu nên uống cà phê từ từ, điều này có thể khiến dạ dày cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, bạn nên tránh uống cà phê lúc bụng đói. Cà phê được coi là có tính axit, vì vậy nhấm nháp nó trong thời gian ăn trưa có thể làm giảm mức độ hấp thụ loại thức uống này.

Bên cạnh đó, bạn có thể rang cà phê cho đến có màu sẫm, uống cà phê lạnh hay chọn các sản phẩm cà phê có kích thước lớn đều là những cách làm giảm thiểu độ axit của cà phê.

4. Một số lưu ý dành cho người bị đau dạ dày

Ngoài cà phê, người bị đau dạ dày nên kiêng gì? Người bệnh cần tránh thực phẩm chua, cay, nóng, giàu chất béo, thực phẩm khó tiêu hóa... Bên cạnh đó, người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá... để tránh gây tổn thưởng cho dạ dày.

Thay vì ăn những đồ uống không phù hợp với người bị đau dạ dày, bạn có thể lựa chọn một số loại nước uống tốt cho sức khỏe như: nước ép cà rốt và bạc hà, trà gừng mật ong, nước lá bạc hà, giấm táo, nước dừa kết với nghệ vàng...

Người bị đau dạ dày không nên uống cà phê. Vì vậy, bạn nên sử dụng các thức uống tốt cho sức khỏe khác để thay thế. Đồng thời, những người bị đau dạ dày cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và điều trị. Có thể tham khảo YUMANGEL - GIẢM CƠN ĐAU DẠ DÀY.

Nguồn: TK

Bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.