Thứ 2,20/05/2024,

Nguyên nhân tại sao tóc bị gàu và cách khắc phục

|
Views:
Font size: A- A A+
Đọc bài viết

Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm hiện nay. Nhiều người cho rằng chỉ cần gội đầu là có thể sạch gàu, tuy nhiên thực tế thì không hẳn như vậy. Vẫn có rất nhiều người dù tần suất gội đầu tương đối đều đặn, nhưng hiện tượng gàu ống, gàu mảng… vẫn xuất hiện. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu, làm sao để khắc phục triệt để vấn đề này.

Hãy cùng tìm hiểu thông tin giải đáp từ SnowClear trong bài viết dưới đây nhé. 

Gàu là gì? 

Gàu là triệu chứng của bệnh trên da đầu. Tình trạng này xuất hiện khi da đầu sản xuất và rụng các tế bào da với tốc độ nhanh bất thường. Việc này dẫn đến da đầu bị khô, bong tróc thành từng mảng hoặc lấm tấm nhỏ màu trắng. Tùy vào tình trạng cơ địa của mỗi người, gàu có thể đi kèm với các triệu chứng như: ngứa da đầu, kích ứng, mẩn đỏ... 

Lý do tại sao gội đầu xong vẫn có gàu trên da đầu? 

Gội đầu với nước nóng 

Một trong những nguyên nhân khiến gội đầu xong vẫn có gàu chính là do bạn sử dụng nước quá nóng. Thói quen xấu này khiến cho da đầu dễ bị khô, tạo thành những vảy gàu trắng trên tóc. Hơn thế nữa, đây còn là tác nhân thúc đẩy tình trạng khô xơ, gãy rụng của tóc. Lời khuyên dành cho bạn chính là sử dụng nước ấm vừa phải, tình trạng gàu sẽ giảm bớt ngay khi bạn thay đổi thói quen này.

Gãi quá mạnh vào da đầu 

Nhiều người cho rằng việc gãi mạnh vào da đầu sẽ khiến việc loại bỏ gàu được hiệu quả hơn. Thực tế, thói quen này không chỉ gây hại cho chân tóc mà còn khiến cấu trúc da bị tổn thương và bong tróc. Đây chính là tác nhân khiến cho gàu không giảm bớt ngay cả khi bạn đã gội đầu. Theo các chuyên gia, chỉ cần massage nhẹ nhàng khi gội là có thể làm sạch da dầu mà lại giúp lưu thông mạch máu.

Da đầu mắc các yếu tố bệnh lý 

Nếu gặp phải tình trạng vảy gàu vẫn còn sau khi gội đầu xong thì có thể bạn đang mắc các yếu tố bệnh lý về da đầu. Trường hợp thường gặp nhất là da đầu bị nấm. Sự phát triển quá mức của nấm malassezia khiến gàu hình thành nhiều hơn do cơ chế ăn dầu trên da rồi đóng vảy. 

 

Sử dụng dầu gội không phù hợp với loại da dầu 

Vì cơ địa mỗi người không giống nhau nên không phải loại dầu gội nào cũng phù hợp với bạn. Đặc biệt, dầu gội chứa thành phần tẩy rửa mạnh sẽ rửa đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ tóc. Khi đó, da đầu phải tiết dầu để cân bằng độ ẩm và trở thành một trong những tác nhân gây nên gàu. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn nên đổi ngay một loại dầu gội đầu khác.

Gội đầu bị gàu do mới nhuộm tóc xong 

Bản thân thuốc nhuộm tóc không sản sinh ra gàu, nhưng chúng có thể loại bỏ lớp dầu bảo vệ trên da đầu. Ngoài ra, màu nhuộm thấm vào chân tóc làm tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn, đặc biệt là nấm da đầu phát triển gây nên tình trạng gội đầu xong vẫn bị gàu.

Da đầu bị tăng tiết bã nhờn do cơ địa 

Đây là một loại bệnh lý phổ biến về da đầu. Biểu hiện của loại bệnh này là sự bong tróc vảy, làm da bị đỏ, khô. Bệnh này không lây nhiễm, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng tồn tại khá lâu và cần điều trị lặp lại nhiều lần. Trong thời gian bị tăng tiết bã nhờn, việc gội đầu xong vẫn còn gàu cũng là một biểu hiện của bệnh lý.

Gội đầu quá nhiều 

Việc gội đầu quá nhiều không làm cho tóc của bạn sạch hơn mà còn khiến da đầu mất nhiều dầu bảo vệ. Chính vì vậy, da đầu càng khô và bong tróc nhiều hơn, đây cũng chính là nguyên nhân của câu hỏi tại sao gội đầu xong vẫn có gàu. Chuyên gia khuyên rằng chỉ nên gội đầu từ 1 đến 2 lần mỗi tuần nếu là da thường hoặc da khô. Còn nếu bạn thuộc da dầu thì nên gọi với tần suất 2-3 lần mỗi tuần.

Cách chăm sóc da đầu để gội đầu không bị gàu 

Bổ sung Keratin cho tóc 

Theo Healthline, Keratin là một lớp sừng cấu tạo nên móng tay và tóc, chiếm 70% cấu tạo tóc. Đây là một loại protein giúp tóc không bị hư tổn, chắc khỏe, bóng đẹp. Do đó, bổ sung Keratin chính là biện pháp hữu hiệu làm giảm tình trạng gội đầu xong vẫn còn gàu. Để bổ sung Keratin cho tóc có nhiều cách như: phủ trực tiếp, đắp mặt nạ tóc, ăn các thực phẩm giàu chất…

Tránh các tiếp xúc nhiệt cao vào da đầu và tóc 

Việc sử dụng các loại máy làm tóc với nhiệt độ cao để tạo kiểu cũng khiến cho tóc và da đầu dễ bị khô và dẫn đến tình trạng gội đầu mà vẫn còn gàu. Nếu vẫn muốn tạo kiểu với các loại máy này, bạn cần sử dụng chúng cùng với tấm chắn nhiệt để bảo vệ tóc và da đầu.

Dưỡng ẩm cho tóc và da đầu 

Gàu hình thành khi tóc và da đầu bị khô. Để khắc phục tình trạng này hiệu quả nhất, bạn nên tìm cách dưỡng ẩm cho tóc và da đầu ngay. Những biện pháp đã được nghiên cứu và kiểm chứng đem lại hiệu quả tốt như sau: sử dụng dầu gội có công dụng dưỡng ẩm, xịt dưỡng tóc để cung cấp dưỡng chất một cách trực tiếp, gội đầu đúng cách, không nên để dầu xả dính vào da đầu và đến các salon tóc chuyên nghiệp để chăm sóc tóc.

Khám bác sĩ khi da đầu mắc các bệnh lý về nấm ngứa 

Các bệnh lý về nấm ngứa ở da đầu không gây tổn hại quá nhiều đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, chúng có thể dẫn đến những “tác dụng phụ” như mụn, viêm, ngứa ngáy… Và các loại bệnh này thường tồn tại trong thời gian dài, lộ tình điều trị dai dẳng. Chính vì vậy, để sớm chấm dứt tình trạng bệnh, bạn nên thăm khám bác sĩ và sử dụng các loại thuốc, dầu gội phù hợp với da đầu. Bạn không nên tự chữa tại nhà vì chúng có thể khiến da đầu bị kích ứng và dẫn đến tình trạng bệnh nặng thêm.

Sử dụng các loại dầu gội trị gàu đặc trị

Các loại dầu gội trị gàu hiện nay khá phổ biến trên thị trường và được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Các loại dầu gội này giúp tóc nhanh chóng giảm thiểu tình trạng gàu. Hiệu quả có thể nhận thấy rõ chỉ sau 2-3 lần gội. Tuy vậy, bạn cũng cần lưu ý để lựa chọn được sản phẩm dầu gội trị gàu hiệu quả, được các chuyên gia khuyên dùng. 


Như vậy, bạn đã biết được lý do tại sao gội đầu xong vẫn có gàu và phương án để khắc phục tình trạng này hiệu quả. Hi vọng, bạn sẽ tìm được cho mình loại dầu gội ưng ý và sớm giảm thiểu tình trạng gàu ngứa ngáy, khó chịu. 

 
Nguồn: TK
Bài viết và địa chỉ trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.