Thứ 2,20/05/2024,

Ngành Y tế đẩy mạnh chuyển đổi số

|
ページビュー:
font-size: A- A A+
Đọc bài viết

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số, Sở Y tế đã tổ chức phổ biến, quán triệt sâu sắc Nghị quyết 111-NQ/TU ngày 11/6/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về chuyển đổi số Bắc Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 38/KH-BCĐCĐS ngày 28/02/2023 của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang về Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang năm 2023 tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan và tuyên truyền tới các doanh nghiệp trong ngành thông qua các chương trình hội nghị, tập huấn các buổi sinh hoạt chuyên đề, gắn mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nhiệu vụ phát triển của ngành Y tế. Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Y tế đã kịp thời ban hành các văn bản: Kế hoạch số 32/KH-SYT ngày 06/2/2023 về Thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực Y tế năm 2023; Kế hoạch số 11/KH-SYT ngày 12/01/2023 của Sở Y tế về Thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông năm 2023 của Sở Y tế. Ngoài ra, Sở Y tế đã ban hành Quyết định số 2590/QĐ-SYT ngày 04/12/2022 về việc thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số lĩnh vực Y tế.

Sở Y tế đã ban hành Kế hoạch số 82/KH-SYT ngày 30/5/2022 về thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành Y tế tỉnh Bắc Giang. - Kết quả thực hiện thanh toán viện phí, dịch vụ y tế và các giao dịch khác bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành Y tế. Tổng số 24/24 đơn vị đã triển khai, trong đó có 22 đơn vị dùng Mã vuông QR, 08 đơn vị dùng mã vuông QR code kết nối trực tiếp phần mềm quản lý bệnh viện với ngân hàng, 01 đơn vị dùng qua Mobile money, 12 đơn vị dùng thẻ POS. Số lượng giao dịch thanh toán viện phí, dịch vụ y tế và các giao dịch khác là 812.086 lượt, trong đó số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt là 689.353 lượt, tương ứng 84,89%. Giá trị giao dịch thanh toán viện phí, dịch vụ y tế và các giao dịch khác là 460.849.896.571 đồng, trong đó số tiền thu được của bệnh nhân qua hình thức không dùng tiền mặt là 412.475.093.205 đồng, tương ứng 89,50%. Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế tiếp tục duy trì, sử dụng các nền tảng được Bộ Y tế và ngành Y tế tỉnh Bắc Giang các nền tảng phục vụ công tác khám chữa bệnh và chỉ đạo điều hành như: Nền tảng quản lý tiêm chủng, Nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử, Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa, Nền tảng trạm y tế xã (Y tế cơ sở), nền tảng quản lý xét nghiệm, nền tảng thanh toán chi phí dịch vụ khám chữa bệnh không dùng tiền tại các cơ sở y tế. - Hoàn thiện triển khai Hệ thống quản lý thông tin xét nghiệm (LIS) tập trung đạt mức nâng cao theo nhóm tiêu chí hệ thống thông tin xét nghiệm cho: Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Tâm thần và Trung tâm y tế huyện: Lục Ngạn, Lạng Giang, Việt Yên, Hiệp Hòa. Hệ thống quản lý chẩn đoán hình ảnh (PACS, RIS) đạt mức nâng cao theo nhóm tiêu chí hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh cho Bệnh viện Tâm thần, Trung tâm y tế huyện: Lục Ngạn, Lạng Giang, Việt Yên, Hiệp Hòa. Tiếp tục triển khai xây dựng Bệnh án điện tử hướng tới bệnh viện thông minh tại các bệnh viện: Đa khoa tỉnh, Sản - Nhi và Ung bướu.

Nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị, của mỗi công chức, viên chức thuộc ngành Y tế về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong giai đoạn phát triển mới của đất nước; Sở thường xuyên tuyên truyền và tổ chức phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi số trên bằng các hình thức khác nhau như: Trực tiếp tại các cuộc hợp cơ quan, sinh hoạt chi bộ, đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Sở; Hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp, trên nhóm zalo, fanpage facebook … Đồng thời tuyên truyền việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 tới người dân và doanh nghiệp. Tổ chức Hội nghị Tổng kết, khắc phục tồn tại, hạn chế và phương hướng nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành (DDCI) năm 2023. Duy trì chuyên mục chuyển đổi số trên cổng thông tin điện tử của Sở; Trang Fanpage riêng của Sở Y tế được tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng cung cấp nội dung, thông tin trên Fanpage của Sở. Về nhân lực số, Sở Y tế đã bố trí 01 cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin có chuyên ngành đào tạo phù hợp. Tham gia đầy đủ các Hội nghị tập huấn CĐS, kỹ năng số, kỹ năng CNTT do các Bộ, ngành liên quan, Sở TTTT,…tổ chức. Triển khai lồng ghép các nội dung về chuyển đổi số trong các chương trình, hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo chuyên ngành. Sở Y tế đã tổ chức 01 Hội nghị về chuyển đổi số với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Y tế để sử dụng, nâng cao hiệu quả các nền tảng, ứng dụng CNTT trong hoạt động chỉ đạo và điều hành trong tháng 4/2023.

Sở Y tế đã chú trọng các hoạt động của cổng TTĐT Sở như: Tăng cường cung cấp thông tin, đặc biệt đã tích hợp 02 chuyên mục lên Cổng TTĐT đó là: Chuyên mục “Chuyển đổi số”: Cung cấp dữ liệu về các quy định, chính sách, kế hoạch, chương trình hành động, các hoạt động liên quan đến CĐS của tỉnh. Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu: chia sẻ dữ liệu các phần mềm cơ sở dữ liệu (CSDL), kết nối liên thông giữ Hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp và Một cửa điện tử. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp: Được triển khai đến 100% các phòng, ban đơn vị thuộc Sở. Đảm bảo 100% văn bản điện tử được ký số và trao đổi qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước), hướng tới văn phòng không giấy; 100% hồ sơ công việc của Sở được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết trong môi trường số. Hệ thống thư điện tử công vụ: 100% Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan được cấp tài khoản thư điện tử và thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh để trao đổi giải quyết công việc. Ứng dụng CNTT hiệu quả, toàn diện tại bộ phận Một cửa, phục vụ công tác tiếp nhận, xử lý và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính; cung cấp thông tin cho người dân về thủ tục hành chính và tình hình giải quyết hồ sơ qua môi trường mạng. Tuyên truyền việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến toàn trình và toàn trình một phần tới người dân và doanh nghiệp. 

Nhằm đảm bảo an toàn thông tin mạng, Sở đã ban hành Quy chế Quy chế đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của Sở Y tế tỉnh Bắc Giang tại Quyết định số 1695/QĐ-SYT ngày 20/10/2021.

Xây dựng các phần mềm chuyên ngành phục vụ hoạt động của Ngành: Tiếp tục thực hiện các bước đưa Trung tâm điều hành của Sở Y tế nằm trong Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ngành Y tế tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2020-2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2388/QĐUBND ngày 02/12/2020. Đảm bảo 100% văn bản điện tử được ký số và trao đổi qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước), hướng tới văn phòng không giấy; 100 % hồ sơ công việc của Sở được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết trong môi trường số. Sử dụng khai thác ổn định, hiệu quả các phần mềm, hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung của tỉnh, phục vụ nhiệm vụ công tác chuyên môn: Phần mềm Một cửa điện tử; Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến … Nâng cao chất lượng, hiệu quả, toàn diện ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa , đăng tải và cập nhật đầy đủ bộ thủ tục hành chính trên công thông tin điện tử, phục vụ công tác tiếp nhận, xử lý và trả kết quả hồ sơ theo thủ tục hành chính; cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân về thủ tục hành chính và tình hình giải quyết hồ sơ qua môi trường mạng. Đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 trong giải quyết các thủ tục hành chính. Tích cực tuyên truyền việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 và 4 tới người dân và doanh nghiệp. Sở đã thực hiện nghiêm Quy chế bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của Sở. Đầu tư về thiết bị, đào tạo, chuyển giao công nghệ cho cán bộ chuyên trách CNTT, quản trị mạng trong Sở nhằm tăng cường công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. 100% máy tính trong cơ quan được cài đặt phần mềm chống mã độc tập trung, đến nay không có sự cố nào trong việc đảm bảo an ninh thông tin c ng như đảm bảo an toàn dữ liệu. - Việc sử dụng ngân sách nhà nước cho CNTT, chuyển đổi số: Sở tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông về hoạt động đầu tư công nghệ thông tin, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn 5 tỉnh và sổ tay về chuyển đổi số tại Công văn số 1089/STTTT-CNTT ngày 11/8/2022.

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ theo Quyết định 2388/QĐ-UBND ngày 02/12/2020 về Phê duyệt Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ngành Y tế tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2020-2025 cụ thể: Tiếp tục hoàn thiện Trung tâm điều hành tại Sở Y tế và cơ sở dữ liệu của ngành đáp ứng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bắc Giang và bảo đảm tính liên thông, kết nối, chia sẻ, tích hợp, đồng bộ với CSDL của tỉnh, bộ, ngành Trung ương theo yêu cầu. Triển khai hệ thống LIS, RIS, PACS tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Tiếp tục sử dụng các nền tàng chủng để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh như Hồ sơ sức khỏe, Y tế cơ sở, tiêm chủng.

Trong thời gian tới, ngành Y tế sẽ tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của người đứng đầu các phòng, đơn vị trực thuộc trong việc tổ chức, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số để xây dựng thành công “cơ quan số” tại đơn vị, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cơ quan, đơn vị. Tiếp tục tuyên truyền và tổ chức phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi số qua các hình thức khác nhau như: Cổng thông tin điện tử của Sở; các ứng dụng phần mềm, qua các cuộc họp giao ban định kỳ của cơ quan,… Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, toàn diện tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông, tăng cường trao đổi, xử lý hồ sơ qua mạng; bảo đảm tính liên thông giữa các phòng, đơn vị trong quy trình xử lý thủ tục, tin học hóa tối đa các hoạt động trong quy trình thủ tục hành chính; tạo điều kiện thuận lợi nhất để tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp; Phát triển các hệ thống thông tin thiết yếu cho công tác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp tại các địa phương; bảo đảm triển khai đồng bộ với việc phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia; tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin.  Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng các phần mềm CSDL của ngành Y tế.

Việt Nga